Bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả?

Bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả? Bệnh Gút là gì

Hotline 0816677997

Monday, July 8, 2019

Bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả?

Bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả?

Mặc dù thói quen ăn uống hằng ngày không phải yếu tố chính trong việc chữa bệnh gút nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Vậy bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất? Hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây và áp dụng nó nào thực đơn ăn uống của mình nhé!
Có lẽ không hề quá khi nói rằng thói quen ăn uống khi bệnh là một nghệ thuật và những người mắc bệnh gout là một nghệ sĩ. Nhưng để trở thành “người nghệ sĩ đích thực” thì cần phải nắm rõ các nguyên tắc vàng trong chế độ ăn uống. Hãy cùng Forgout tìm hiểu các nguyên tắc ăn uống người mắc bệnh gout cần biết nhé!
Một số nguyên tắc ăn uống người bệnh gout cần tuân thủ
Thực đơn ăn uống của người bệnh gout cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Bệnh gout kiêng ăn gì là vấn đề nhiều người thắc mắc
Thực đơn trong mỗi bữa ăn cần phải đảm bảo đầy đủ các các nhóm dưỡng chất quan trọng với tỉ lệ cân bằng. Đối với các thành phần đạm – béo – đường thì tỉ lệ tốt nhất nên là 12 – 15%: 18 – 20%: 65 – 70%.
Nên hạn chế ăn thịt, cá mà thay vào đó là ăn nhiều rau hơn, đặc biệt là không nên ăn cá khi đói và tốt nhất nên ăn với một lượng vừa phải.
Luôn luôn nhớ uống nước đầy đủ lượng cần cho cơ thể.
Lập thời gian biểu cho chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, hạn chế thức quá khuya và làm việc quá sức.
Thường xuyên thực hiện các hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội, đạp xe…để nâng cao sức khỏe.

Người bệnh gout kiêng ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều purin chính là một trong những “thủ phạm” hàng đầu gây ra gout. Do đó, tránh xa những loại thực phẩm giàu purin chính là “chìa khóa then chốt” trong việc kiểm soát bệnh gout. Vậy cụ thể thì bệnh gout kiêng ăn gì?

Kiêng ăn tất cả các loại nội tạng động vật

Nội tạng động vật là thực phẩm yêu thích của rất nhiều người. Bởi nó vừa chứa nhiều dinh dưỡng lại vừa có thể chế biến thành nhiều món ngon. Nhưng đối với những người mắc bệnh gút thì đây lại là loại thực phẩm cần gạch khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày. Bởi nó có chứa rất nhiều purin có thể chuyển hóa thành Axit uric.
Nếu người bệnh vẫn ăn thực phẩm này thì chắc chắn hàm lượng Acid uric sẽ càng tăng. Từ đó bệnh sẽ càng nghiêm trọng, gây ra các biến chứng nguy hiểm và khó chữa trị. Chính vì thế, nên tuyệt đối tránh xa các loại nội tạng động vật như thận, gan, dạ dày, lá lách...

Kiêng các loại thịt đỏ

Giá trị dinh dưỡng trong các loại thịt đỏ là rất cao và tốt cho sức khỏe của con người. Nhưng đối với những người bị gout thì nó lại không bổ béo gì bởi trong các loại thịt đỏ có chứa rất nhiều đạm và rất nhiều purin. Nếu lượng purin này được nạp vào cơ thể sẽ khiến cơ thể sản sinh ra một lượng Axit uric cực lớn. Cuối cùng khiến cho bệnh gout ngày càng nặng, các dấu hiệu càng nguy hiểm và bệnh thì rất khó trị khỏi.
Một số loại thịt đỏ mà người bệnh gout nên tránh đó là thịt bò, thịt heo, thịt dê, thịt cừu, thịt ngựa, thịt chó…Thay vào đó, nên ưu tiên lựa chọn các loại thịt trắng thì sẽ tốt hơn như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng, cá…

Người bệnh gout cần kiêng các loại hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật…

Tránh xa các loại hải sản

Vừa ăn hải sản vừa uống bia chắc chắn là niềm vui của không ít đấng mày râu. Tuy nhiên, chính sở thích này là một trong những nguyên nhân khiến cho không ít người phải đối mặt với căn bệnh gout. Nguyên nhân là do trong hầu hết các loại hải sản đều chứa hàm lượng đạm rất cao, rượu bia thì làm tăng hàm lượng Axit uric. Chính thói quen này sẽ làm ảnh hưởng đến gan, thận và hậu quả là bệnh gút ngày càng phát triển nặng nề hơn.

Kiêng ăn các loại trái cây có chứa fructose cao

Nghe có vẻ vô lý nhưng trái cây cũng có những loại không phù hợp với người mắc bệnh gút. Cụ thể đó là các loại trái cây giàu fructose. Đây là một chất ngọt tự nhiên trong các loại trái cây như lê, mận, nho, đào, chuối, táo…Khi hàm lượng đường fructose tích tụ nhiều trong cơ thể thì cũng đồng thời khiến bệnh ngày càng tệ đi.

Tránh xa ăn các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh

Các loại thực phẩm như măng tre, măng trúc, măng tây, các loại nấm…đều là các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh. Khi cơ thể tiêu thụ những loại thực phẩm này sẽ càng kích thích Axit uric sản sinh ra nhiều hơn. Hậu quả là bệnh ngày càng nặng và khó khăn trong việc chữa trị.

Kiêng các loại sữa nguyên chất

Hầu như mọi loại sữa hoặc chế phẩm từ sữa luôn có sẵn một hàm lượng đạm và lượng đường đáng kể. Đối với người bị gout thì đây là thứ cần loại bỏ khỏi danh sách ăn uống hằng ngày bởi nó vừa gây tăng nguy cơ thừa cân béo phì vừa kích thích gia tăng nồng độ Axit uric trong máu.

Người bệnh gout nên ăn gì?

Đừng quá ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều thứ phải kiêng không được ăn. Thực tế thì bạn hoàn toàn có thể thay thế các loại thực phẩm không tốt cho bệnh gout bằng các loại thực phẩm có lợi khác. Vậy người bệnh gout nên ăn gì?
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, nhiều chất xơ hơn để giúp tăng cường sức khỏe
Các loại ngũ cốc như gạo, khoai, ngô, yến mạch, các loại rau xanh, các loại hạt, trứng, bơ, sữa ít béo…Hầu hết các loại thực phẩm này đều chứa ít nhân purin nên những người bệnh gout cần ăn thường xuyên.
Các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt, thịt ngỗng, cá…
Ăn nhiều các loại rau xanh như cải bẹ xanh, bắp cải, cải bó xôi, bông cải xanh, cần tây, cà chua, dưa leo…vì nó giúp ức chế quá trình hấp thu chất đạm hiệu quả.
Những người mắc bệnh gút nên uống 3 lít nước/ngày để giúp tăng cường khả năng đào thải Axit uric ra ngoài.